Tự hào Nhã Nhạc cung đình Huế – Di sản văn hóa cố đô nổi tiếng

Tự hào Nhã Nhạc cung đình Huế – Di sản văn hóa cố đô nổi tiếng

Nhã Nhạc cung đình Huế vừa là nét đẹp văn hóa, là nơi hội tụ tinh hoa của nền âm nhạc nước ta. Vinh dự được công nhận là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Nhã nhạc là niềm tự hào của mỗi người dân xứ Huế. Là một trong những tài sản vô giá mà nước Việt ta may mắn sở hữu. Hôm nay hãy cùng HueLogistics tìm hiểu rõ hơn về loại hình nghệ thuật này nhé.

Tự hào Nhã Nhạc cung đình Huế - Di sản văn hóa cố đô nổi tiếng
Tự hào Nhã Nhạc cung đình Huế – Di sản văn hóa cố đô nổi tiếng

Nước ta cùng ba nước đồng văn khác tại khu vực châu Á, gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên. Sở hữu nhiều nét tương đồng về văn học – nghệ thuật. Điển hình nhất là loại hình âm nhạc cung đình riêng của từng nước. Tại nước ta, những hình thức nhạc chính thống chỉ được dùng để biểu diễn trong những dịp quan trọng. Chẳng hạn như lễ tế Giao, tế Miếu và các dịp triều hội. Và từ đó, định nghĩa Nhã Nhạc đã ra đời Đây là thuật ngữ dùng để nhắc đến sản phẩm kết hợp giữa Lễ và Nhạc.

Nói một cách đơn giản, Nhã Nhạc là cụm từ nhắc đến bao quát các thể loại ca nhạc, múa và kịch hát. Thường được biểu diễn trong những nghi lễ cúng tế, triều chính và các ngày quốc lễ do triều đình tổ chức. Thường thì đây cũng là dịp để vua và hoàng tộc có được những phút giây sinh hoạt, vui chơi giải trí.

Vào ngày 7/11/ 2003, Nhã Nhạc cung đình Huế – loại hình âm nhạc mang tính bác học. Là biểu tượng của âm nhạc cung đình chính thức được UNESCO ghi tên vào Danh mục Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Đồng thời tôn vinh là Di sản Văn hóa Phi vật thể giữa lòng cố đô thanh bình. Đây là một trong những điểm sáng trên tấm bản đồ du lịch cố đô. Biến Huế trở thành một trong những điểm đến lý tưởng bên cạnh một loạt các điểm tham quan tại Huế. Mang đậm phong vị cổ kính, hoài niệm cùng dòng sông Hương thơ mộng.

Đôi nét khái quát về Nhã Nhạc cung đình Huế
Đôi nét khái quát về Nhã Nhạc cung đình Huế

Theo dòng thời gian, Nhã Nhạc Việt Nam có tiến trình hình thành và phát triển rõ ràng. Với từng giai đoạn được ghi chép lại một cách cẩn thận, cụ thể. Theo đó, nhiều thế hệ đã liên tục truyền thừa, giữ gìn và không ngừng phát triển, bổ sung, sáng tạo thêm. Để loại hình nghệ thuật này càng phong phú, tinh tế và đạt đến đỉnh cao dưới thời triều Nguyễn.

Theo sử sách ghi lại, Nhã Nhạc Việt Nam đã xuất hiện tại nước ta từ thời nhà Lý (1010 – 1225). Và bắt đầu hoạt động một cách quy củ dần về sau này. Đây vốn là loại hình âm nhạc cung đình, đồng thời là biểu tượng cho sự trường tồn, hưng thịnh của quyền lực quân chủ phong kiến. Chính vì thế nên Nhã Nhạc luôn phải đảm bảo có được lời lẽ tao nhã. Điệu thức toát ra được khí chất cao sang, quý phái vốn có của hoàng tộc.

Xuất hiện tại nước ta từ thế kỷ 13 dưới thời nhà Lý, Nhã Nhạc có tiến trình phát triển rõ ràng. Gắn liền với những triều đại khác nhau khắp bề dày lịch sử nước nhà. Đến thời Lê (1427 – 1788), Nhã Nhạc cung đình Huế trở thành loại hình nghệ thuật chỉ dành riêng cho giới quý tộc, bác học. Với kết cấu phức tạp, chặt chẽ, có quy mô tổ chức rõ ràng, chi tiết. Đây cũng là giai đoạn Nhã Nhạc được định thành nhiều loại hình riêng biệt. Gồm Giao nhạc, Miếu nhạc, Cửu nhật nguyệt lai trùng nhạc, Đại triều nhạc, Thường triều nhạc, Đại yến nhạc,… Trong giai đoạn này, tuy đạt được nhiều thành công nhất định nhưng Nhã Nhạc không duy trì được sự phát triển liên tục.

Nhã Nhạc cung đình Huế chỉ thật sự phát triển mạnh mẽ. Được tổ chức bài bản hơn bao giờ hết vào thời nhà Nguyễn (1802 – 1945), nhất là từ nửa đầu thế kỷ XIX. Đây cũng là lúc cái tên Nhã Nhạc gắn liền với cung đình Huế. Tạo tiền đề phát triển cho âm nhạc cung đình các đời vua sau này.

Bởi thế nên chỉ vào những dịp lễ trọng đại, có ý nghĩa to lớn. Triều đình mới tổ chức biểu diễn Nhã Nhạc tại kinh thành Huế. Ngoài ra, sở dĩ Nhã Nhạc thời này được gọi với cái tên Nhã Nhạc cung đình Huế.

Nhã Nhạc cung đình Huế đã từng bị đe dọa mất vị trí một cách nghiêm trọng. Khi các loại nhạc cụ và âm nhạc mới từ phương Tây xuất hiện. Thế nhưng mặc cho năm tháng thoi đưa với nhiều thăng trầm, Nhã Nhạc cung đình Huế vẫn ở đó. Vẫn vẹn nguyên những gì đặc sắc, nhã nhặn và cung cách nhất từ những ngày đầu tiên.

Tiến trình phát triển của Nhã Nhạc cung đình Huế
Tiến trình phát triển của Nhã Nhạc cung đình Huế

Hầu hết những nhạc chương của Nhã Nhạc đều do Bộ Lễ biên soạn. Tùy theo tính chất khác nhau của những buổi lễ mà nhạc chương cũng sẽ khác nhau. Ví dụ như lễ tế Giao sẽ có 10 nhạc chương và mang chữ Thành, cốt thể hiện sự thành công. Trong khi đó, lễ Tế Xã tắc sẽ có 7 nhạc chương mang chữ Phong với ngụ ý cầu mong được mùa. Tế Miếu có 9 nhạc chương, mang chữ Hòa mong được hòa hợp. Tế Lịch Đại Đế vương có 6 nhạc chương, mang chữ Văn cốt thể hiện trí tuệ. Vào dịp Lễ Đại triều sẽ dùng 5 bài mang chữ Bình ngụ ý hòa bình. Lễ Vạn thọ dùng 7 bài mang chữ Thọ với ý nghĩa trường tồn. Và Lễ Đại yến dùng 5 bài mang chữ Phúc để thể hiện phúc lành.

Trong giai đoạn đầu của thời vua Gia Long, triều đình đã kế thừa hình thức và cấu trúc Nhã Nhạc trước đó. Với Giao nhạc, Miếu nhạc, Ngũ tự nhạc, Đài triều nhạc và Bộ Lễ. Bổ sung thêm các loại thể nhạc khác như Huyền Nhạc, Ty Trúc Tế Nhạc, Ty Chung, Ty Khánh và Ty Cổ. Cốt để phù hợp với từng cuộc lễ của triều đình mới.

Theo quy định, Nhã Nhạc có 6 loại ban nhạc. Gồm Nhã nhạc, Nhạc huyền, Đại nhạc, Tiểu nhạc, Ty chung và Ty khánh cùng Quân nhạc. Có không dưới 30 chủng loại nhạc khhí với số lượng hàng trăm. Như trống bản, cái phách, cái sáo, đàn huyền tử, đàn nhị, đàn tì bà, chùm thanh la bằng đồng 3 chiếc,…

Không chỉ có Nhã Nhạc, vào thời Nguyễn, loại hình múa Cung đình cũng được phát triển mạnh mẽ. Đa dạng và phong phú với các điệu long, ly, quy, phượng, múa đèn, múa quạt,… Các bộ phận như ban nhạc, nhạc khí, bài nhạc, ca chương đều được thực hiện bởi các nhạc công, ca công, vũ công tài ba bậc nhất khắp mọi miền đất nước.

Nếu có dịp về với cố đô trong hành trình khám phá Huế thơ mộng. Bạn đừng bỏ lỡ cơ hội được chiêm ngưỡng các điệu múa uyển chuyển, nhịp nhạc. Kết hợp khéo léo cùng Nhã Nhạc tinh tế, thanh tao. Thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp của bản sắc văn hóa Việt.

Nhã nhạc kết hợp cùng múa cung đình Huế
Nhã nhạc kết hợp cùng múa cung đình Huế

Công tác bảo tồn Nhã Nhạc cung đình Huế đã luôn được chú trọng vào những năm qua. Hiện nay, Nhà hát Truyền thống Cung đình Huế đã bảo tồn được một số bản nhạc cung đình quan trọng. Như 10 bản Ngự gồm Phẩm tuyết, Nguyên tiêu, Hồ quảng, Liên hoàn, Bình bán, Tây mai,…

Không chỉ bảo tồn và phục hồi những tác phẩm âm nhạc. Nhà hát còn thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn qua các hình thức diễn xướng khác nhau. Vào những dịp lễ hội như Festival Huế, lễ hội Phật giáo, lễ hội dân gian, âm nhạc thính phòng, v.v. Nếu có dịp đến đây, bạn cũng có thể dạo quanh một vòng khu trưng bày triển lãm. Giới thiệu chi tiết về Nhã Nhạc qua phục trang, mặt nạ, các loại tư liệu và nhạc cụ.

Xem thêm:

Lăng Minh Mạng – Công Trình Mang Đậm Kiến Trúc Truyền Thống 

Sông Hương – Sự thật về tên gọi của dòng sông di sản

Gửi bánh in đi Canada cho người thân tại Huế

Dịch vụ vận chuyển hàng không quốc tế