Sông Hương – Sự thật về tên gọi của dòng sông di sản

Sông Hương – Sự thật về tên gọi của dòng sông di sản

Mỗi vùng đất đều gắn liền với một dòng sông nào đó. Và chính dòng sông đó đã tạo nên nhiều ký ức trong lòng biết bao nhiều thế hệ. Huế cũng vậy đó, nơi có dòng Sông Hương thơ mộng chảy qua thành phố. Đã tạo ra biết bao nhiêu ký ức tốt đẹp, đặc biệt là trong lòng những người đi xa.

Sông Hương chảy qua lòng thành phố Huế, tô điểm cho Huế một vẻ đẹp nên thơ được nhiều thơ ca nhắc đến. Được mệnh danh là dòng sông di sản.Con sông là điểm đến tuyệt vời của không chỉ người dân Huế. Mà còn cuốn hút biết bao du khách khi đến Huế. Cùng HueLogistics tìm hiểu về dòng sông thơ mộng này qua bài viết bên dưới nhé!

Sông Hương – Sự thật về tên gọi của dòng sông di sản
Sông Hương – Sự thật về tên gọi của dòng sông di sản

Giới thiệu về sông Hương Huế

Sông Hương có chiều dài lên tới 80 km. Đoạn dài nhất là từ Bằng Lãng đến cửa Thuận An với 30km. Nước dòng sông chảy qua Kinh thành, Hoàng Thành, Đại Nội và Tử Cấm Thành. Đã tô đậm thêm nét lãng mạn cho kinh đô phong kiến thời xưa.

Với độ dốc dòng nước so với mặt biển không chênh lệch quá lớn. Vì thế nước sông chảy rất êm, chậm. Đặc biệt, đoạn chảy qua thành phố Huế lại uốn cong mềm mại hệt như sự sắp đặt của thiên nhiên. Để làm nổi bật thêm vẻ kiều kiễm cho xứ Kinh Kỳ. Có thể nói rằng, sông Hương chính là món quà vô giá mà tạo hóa đã ban tặng riêng cho mảnh đất này. Cũng chính bởi nét đẹp đó mà người xưa đã chọn Huế làm kinh đô của nước Việt một thời.

Nước sông quanh năm xanh biếc như ngọc ngoại trừ mùa lũ lụt. Từ ngã ba Bằng Lãng, nước sông chảy nhẹ nhàng đi qua các làng mạc của vùng ngoại ô Huế. Đi sâu vào trung tâm thành phố rồi tiếp tục uyển chuyển qua các miền quê ở vùng hạ lưu trước khi đổ ra biển.

Con sông chiếm lĩnh một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa, tâm linh. Đây cũng là địa điểm du lịch Huế không thể thiếu trong mỗi chuyến hành trình khám phá xứ Huế. Nhiều cảnh quan, kiến trúc, danh lam thắng cảnh và các di sản văn hóa nổi tiếng ở cố đô đều hội tụ ở hai bên bờ sông.

Giới thiệu về sông Hương Huế
Giới thiệu về sông Hương Huế

Dòng sông Hương bắt nguồn từ đâu?  

Sông Hương có hai nguồn chính và đều được bắt nguồn từ núi Trường Sơn. Dòng chính của sông là Tả Trạch với chiều dài 67km. Điểm đầu nguồn là dãy Trường Sơn Đông. Men theo khu vườn quốc gia Bạch Mã theo hướng tây bắc. Vượt qua 55 thác nước hùng vỹ. Sau đó tiếp tục chảy vào thị trấn Nam Đông rồi hợp dòng lưu với dòng Hữu Trạch ngay tại ngã ba Bằng Lãng. Hữu Trạch chỉ là một nhánh phụ dài 60km chảy hướng bắc đi qua 14 thác nước và phà Tuần tới ngã ba Bằng Lãng. Tại ngã ba này, 2 dòng này gặp nhau hợp lại và tạo nên sông Hương.

Nguồn gốc tên gọi của sông Hương

Liên quan đến tên của con sông còn có một truyền thuyết. Đó là câu chuyện nén hương (nhang) của người đàn bà nhà trời (Thiên mụ) trao cho chúa Nguyễn Hoàng để tìm đất định đô. Về sau trở thành huyền thoại dựng đô của triều Nguyễn. Chuyện kể rằng chúa Nguyễn Hoàng từ Dinh Cát thuộc tỉnh Quảng Trị vào nam. Dọc đường hạ trại nghỉ ngơi cạnh dòng sông (Hương), thấy một người đàn bà nhà trời hiện ra. Trao cho chúa một nén hương, dặn: Hãy thắp hương rồi đi xuôi theo dòng sông xinh đẹp này. Khi nào hương tàn hết thì dừng lại, đấy là đất thiên thu vạn đại đế vương. Chúa Nguyễn Hoàng cả tin bèn nghe theo lời dặn của người đàn bà nhà trời mà chọn được thủ phủ Phú Xuân sau này.

Câu chuyện liên quan đến tên của hai hạng mục có thực. Quan trọng trên đất thần kinh: Chúa Nguyễn Hoàng nhận nén hương linh mà đặt tên cho dòng sông dẫn đường chọn đất đế nghiệp là sông Hương. Và tạ ơn người đàn bà nhà trời mách bảo. Ngay trong năm 1601, chúa cho xây quốc tự nơi đã được người đàn bà mách bảo bên sông, đặt tên là Thiên Mụ. Như vậy, theo chuyện kể, người đặt tên cho sông Hương là chúa Nguyễn Hoàng.

Ngoài ra, còn có rất nhiều cách lý giải về nguồn gốc tên gọi của sông Hương – Dòng sông di sản chảy qua thành phố Huế.

Nguồn gốc tên gọi của sông Hương
Nguồn gốc tên gọi của sông Hương

Mùi thơm nước sông Hương có thật không?

Nhưng, Có bao giờ bạn tự hỏi Sông Hương có đúng như tên gọi của nó là sông có hương thơm hay không?

Nước sông có mùi thơm là chuyện thật. Không phải chỉ là trí tưởng tượng của các nhà thơ. Theo cụ Vân Bình Tôn Thất Lương (1887-1951) – một vị hoàng tộc, uyên thâm sử học và văn học cổ điển Việt Nam – tác giả của Hương Giang hành. Cho biết nguồn gốc của mùi thơm đó khi viết về con sông xinh đẹp này.

Cụ Vân Bình viết: “Hương Giang phát phát nguyên từ hai nguồn tả, hữu trạch nguyên ở miền thượng lưu tỉnh Thừa – Thiên. Quanh co gành bãi ruộng vườn, chảy lần qua Kinh thành Huế, đến cửa Thuận An rồi ra Đông Hải. Hai bên bờ tả, hữu trạch có giống Thạch Xương Bồ. Là một vị thuốc trường sanh, có mùi thơm, mọc hai bên bờ khe, nước khe lần hóa ra thơm. Hương giang (sông Thơm) bởi đó mà có danh vậy.”

Cỏ thơm có giống Thạch Xương Bồ,

Sanh ở hai nguồn tả, hữu trạch;

Hơi thơm dầm nước, nước trong veo;

Hợp thành sông thơm chảy róc rách.

Những trải nghiệm không thể bỏ lỡ khi du lịch 

Sông Hương là điểm đến du lịch chính khi đến Huế. Hiện nay, có rất nhiều hoạt động, trải nghiệm gắn liền với nó. Một vài hoạt động mà bạn không nên bỏ lỡ khi đến Huế:

  • Nghe ca Huế hàng đêm trên sông.
  • Dạo sông Hương bằng thuyền rồng
  • Ăn tối trên thuyền rồng kết hợp nghe ca Huế, thả hoa đăng.
  • Thưởng trà, ngắm hoàng hôn trên sông Hương
  • Đi bộ trên cầu gỗ lim, dạo trên cầu Trường Tiền.
  • Tham quan chùa Thiên Mụ, bến Phu Văn Lầu
  • Hoạt động chèo SUP vào mùa hè.
  • Hoạt động chèo Kayak, đạp vịt trên sông vào hè.
  • Lễ hội đua ghe truyền thống trên sông vào ngày 2/9 hàng năm.

Huế không chỉ thi vị mà còn đẹp hơn khi có sông Hương chảy qua êm đềm suốt bao năm tháng. Vẻ đẹp của con sông huyền thoại này đã đi vào biết bao tác phẩm thi ca, nhạc họa. Nhưng chỉ khi du khách tự đến trải nghiệm thì mới có thể cảm nhận trọn vẹn hết sự huyền ảo. Nếu có cơ hội du lịch đến Huế thì bạn đừng bỏ lỡ hành trình ghé thăm dòng Hương bất hủ này nhé.

Xem thêm:

Mè xửng Huế – Thức quà đậm chất cố đô

AEON MALL HUẾ – Trung Tâm Mua Sắm Lớn Nhất Miền Trung

Gửi bánh in đi Canada cho người thân tại Huế

Dịch vụ vận chuyển hàng không quốc tế