Lăng Minh Mạng – Công Trình Mang Đậm Kiến Trúc Truyền Thống
Vẻ đẹp của Huế không chỉ thể hiện ở văn hóa cung đình đặc sắc. Ẩm thực phong phú, con người hiền hòa, thơ mộng. Mà còn được thể hiện qua những công trình kiến trúc lăng tẩm cổ kính, đậm chất Á Đông. Một trong những công trình lăng tẩm nổi bật. Thể hiện cho uy thế vương quyền của triều đại nhà Nguyễn mà du khách không thể bỏ qua khi du lịch Huế chính là Lăng Minh Mạng hay còn được gọi là Hiếu Lăng. Sau đây, hãy cùng HueLogistics ghé thăm công trình độc đáo này nhé!
Giới thiệu chung về Lăng Minh Mạng
Lăng vua Minh Mạng tọa lạc tại xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ trung tâm thành phố, chỉ cần di chuyển dọc theo sông Hương trên QL49 đến cầu Tuần. Thì đã có thể đến được nơi an nghỉ của vị vua thứ hai thuộc triều đại nhà Nguyễn. Lăng nằm trên vùng núi Cẩm Khê, là chốn sơn thủy hữu tình. Có thể được ví như một “thiên đường nơi trần gian”. Không gian xung quanh vừa có cây cối, vừa có ao hồ, thanh bình, tĩnh mịch. Bao bọc lấy khuôn viên lăng như đang bảo vệ cho giấc ngủ của nhà vua.
Lăng được khởi công xây dựng vào tháng 9 năm 1840. Và được Vua Thiệu Trị tiếp tục xây dựng hoàn tất vào năm 1843.
Lăng Minh Mạng là một mô hình kiến trúc quy mô gồm 40 công trình lớn nhỏ. Bao gồm cung điện, đền miếu và đài tạ… Được bố trí trên một trục dọc theo đường Thần đạo dài 700m từ Đại Hồng môn ở ngoài cùng tới chân tường của la thành sau mộ vua. Hình thế của lăng tựa dáng một người đang nằm nghỉ trong tư thế đầu gối lên núi Kim Phụng. Chân duỗi ra ngã ba sông trước mặt. Hai nửa hồ Trừng Minh như đôi cánh tay buông xuôi tự nhiên.
Ý nghĩa của Lăng vua Minh Mạng
Lăng vua Minh Mạng được các nhà sử học đánh giá có vị trí phong thủy rất đẹp. Khi nằm ở nơi có núi, sông, hồ, không gian thoáng đãng và yên tĩnh. Công trình được xây dựng với lối kiến trúc uy nghi. Phản ánh chuẩn mực của kiến trúc cung đình trong thời nhà Nguyễn. Bên cạnh đó, lăng mộ như một lời nhắc nhở các thế hệ sau. Phải luôn ghi nhớ công lao của các thế hệ đi trước, dành cho cha ông sự tôn kính và biết ơn. Đến hiện nay, lăng mộ vua Minh Mạng cùng Đại Nội Huế và các công trình cung đình đã trở thành một trong những điểm tham quan hấp dẫn nhất của du lịch Huế.
Đôi nét về quá trình xây dựng Lăng Minh Mạng
Vua Minh Mạng lên ngôi năm 1820, là một vị minh quân đã có đóng góp rất lớn. Để cải cách đất nước và nâng cao cuộc sống cho nhân dân lúc bấy giờ. Khi về già, ông đã lên kế hoạch xây dựng một Sơn lăng. Để làm nơi yên nghỉ và cho các thế hệ sau hương hỏa. Mất 14 năm tìm kiếm vị trí thích hợp xây lăng. Cuối cùng vua Minh Mạng đã chọn núi Cẩm Khê với địa thế non nước hữu tình. Để xây nên công trình cuối cùng của đời mình. Ông đổi tên ngọn núi thành Hiếu Sơn. Và gọi lăng tẩm của mình là Hiếu Lăng.
Tháng 4/1840 quá trình xây lăng mộ vua Minh Mạng chính thức bắt đầu. Tuy nhiên đến tháng 1/1841 thì vua Minh Mạng băng hà khi lăng chưa xây xong. Sau đó vua Thiệu Trị lên ngôi, ông đã huy động 10.000 lính làm việc ngày đêm để hoàn thành công trình dang dở này. Đến năm 1843, Hiếu Lăng được hoàn thiện, thi hài vua Minh Mạng được đưa vào tẩm điện để an nghỉ.
Những điểm kiến trúc nổi bật của công trình
Nếu lăng vua Tự Đức là sự kết hợp độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Á – Âu. Thì lăng vua Minh Mạng lại thuần phong cách kiến trúc Á Đông. Mang đậm màu sắc của tư tưởng, triết lý Nho giáo. Tổng thể công trình được thiết kế, xây dựng qua bàn tay và khối óc sáng tạo của con người. Vô cùng hài hòa, nhịp nhàng, trật tự, có hệ thống. Chỗ cao thấp được sắp xếp cân xứng để bổ trợ, và tôn lên vẻ đẹp của khuôn viên lăng. Toàn bộ khuôn viên bên trong gồm cung điện, lâu đài, đình tạ được vòng thành cao 3m được gọi là La thành. Dài 1750m uốn lượn mềm mại bao bọc lấy mà không theo một hình dạng cố định nào cả.
Những công trình bên trong vòng thành được xây dựng cân xứng. Nhịp nhàng qua một trục Thần đạo dài 700m, nối liền từ Đại Hồng môn đến Bửu thành. Nơi được cho là vị trí chôn cất của vua Minh Mạng. Với hơn 40 hạng mục kiến trúc lớn nhỏ trong lăng đều được thiết kế thuần phong cách kiến trúc và triết lý phương Đông. Như hình ảnh cổng tam quan, Bi đình, họa tiết cá chép hóa rồng, long vân,… Vật liệu xây dựng bên trong cũng chủ yếu sử dụng từ những nguyên liệu cơ bản nhất của người Việt. Những triết lý phương Đông được khéo léo đặc tả qua từng chi tiết. Từ những ô cửa, bậc thềm đá Thanh, họa tiết trang trí cho đến những hạng mục lớn hơn.
Xem thêm:
Khai trương trung tâm thương mại AEON MALL Huế
Sông Hương – Sự thật về tên gọi của dòng sông di sản
Gửi bánh in đi Canada cho người thân tại Huế
Dịch vụ vận chuyển hàng không quốc tế