Điện Hòn Chén Huế – di sản Chăm linh thiêng trong lòng thành phố

Điện Hòn Chén Huế – di sản Chăm linh thiêng trong lòng thành phố

Điện Hòn Chén Huế là chốn linh thiêng có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân xứ Huế. Đây cũng là ngôi điện duy nhất ở Huế có sự kết hợp giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng dân gian một cách hài hòa, đặc sắc.

Vốn được biết đến là không gian tâm linh có bề dày lịch sử, văn hóa độc đáo. Điện Hòn Chén đã thu hút rất nhiều du khách lặn lội đến để cúng bái, cầu xin bình an, tiền tài, sức khỏe cho gia đình… Và cũng trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích du lịch Huế vào mỗi dịp tháng 3, tháng 7 hằng năm.

Điện Hòn Chén Huế - di sản Chăm linh thiêng trong lòng thành phố
Điện Hòn Chén Huế – di sản Chăm linh thiêng trong lòng thành phố

Điện Hòn Chén vốn từ xưa là để thờ nữ thần PoNagar của người Chăm. Người con mà Ngọc hoàng Thượng đế sai xuống trần gian. Bà tạo ra Trái Đất và các loại gỗ trầm, lúa gạo. Lúa gạo trổ bông, bà làm lúa chin tỏa hương ngọt ngào. Còn cổ vũ dân trồng cây bồ đề. Xét về mặt tín ngưỡng thì điện Hòn Chén thờ không theo nguyên tắc, bố cục cụ thể mà phối thờ nhiều tín ngưỡng khác nhau. Bên cạnh thờ nữ thần, người dân còn thờ Liễu Hạnh Công Chúa. Tức là Vân Hương Thánh Mẫu, thờ Phật, thờ Thánh Quan Công và hơn 100 vị thần thánh khác thuộc vào hàng là đồ đệ của các thánh thần nói trên.

Điện Hòn Chén không chỉ đóng vai trò là một di tích tôn giáo. Mà còn là một di tích kiến trúc phong cảnh khi được lồng vào trong khung cảnh hữu tình của xứ Huế. Điện Hòn Chén tọa lạc trên núi Ngọc Trản – Một ngọn núi với vị trí địa lý cực kỳ đặc biệt. Xung quanh bao phủ bởi dòng sông Hương. Cũng như những ngọn núi khác nên núi Ngọc Trản có vẻ biệt lập hơn khi nằm ở chỗ sâu nhất của sông Hương. Từ đó, cả dãy núi cũng như bị dồn ép tất cả nguồn sinh lực ở đây. Vì thế người dân mới xây dựng nên điện thờ bên vách núi. Đường để đến được với điện Hòn Chén có thể thông qua đường bộ hơi hẹp và nguy hiểm, hoặc đường thủy.

Giới thiệu sơ lược về điện Hòn Chén xứ Huế
Giới thiệu sơ lược về điện Hòn Chén xứ Huế

Điện Hòn Chén hay điện Hoàn Chén đều gắn liền với giai thoại nổi bật nhất của nơi đây. Khi vua Minh Mạng trong một lần đi thuyền trên sông Hương thì có đánh rơi một chén ngọc quý. Tưởng chừng sẽ chẳng thể nào lấy lại được thì một con rùa đã nổi lên, miệng ngậm chén ngọc trả lại cho vua. Nghe khá giống với giai thoại hồ Hoàn Kiếm đúng không nào? Bên cạnh đó, có một thời điện thờ cũng được đổi tên thành Huệ Nam Điện (mang lại ân huệ cho vua nước Nam) dưới thời vua Đồng Khánh. Tuy nhiên, vì thời gian trị vì ngắn, nên người dân vẫn chưa quen với tên gọi này. Vì thế sau này, điện thờ núi Ngọc Trản vẫn được gọi là Điện Hòn Chén.

Điện thờ Hòn Chén được khởi công xây dựng dưới thời vua Gia Long. Mục đích chủ yếu để thờ Đạo Giáo. Song dưới thời vua Nguyễn, điện nhắc đến trong các văn tự cổ với cái tên chính thức là “Ngọc Trản Sơn Từ”. Tức “điện thờ tại núi Ngọc Trản”. Thời vua Đồng Khánh, khi chờ mãi mà vua cha Tự Đức vẫn chưa cho nối ngôi. Ông đành nhờ mẹ lên đền Ngọc Trản cầu đảo và hỏi Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Xem ông có làm vua được không. Mẫu cho biết ông sẽ được như ý nguyện. Vì thế, ngay sau khi tức vị vào năm 1886, để trả ơn Thánh Mẫu. Ông đã cho xây lại đền này một cách khang trang. Cho đúc thêm nhiều đồ tự khí để thờ và đổi tên ngôi đền là Huệ Nam Ðiện.

Lịch sử của điện thờ Hòn Chén
Lịch sử của điện thờ Hòn Chén

Khi đến với điện Hòn Chén Huế, bạn sẽ không chỉ thấy được những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn thời gian. Như điện Minh Kính Đài, dinh Ngũ Hành, bàn thờ các quan, am Ngoại Cảnh và động thờ ông Hổ. Ngoài ra còn có Quan Cư, chùa Thánh, Trinh Cát Viện và am Thủy Phủ ngay bên cạnh dòng sông Hương. Đặc biệt hơn là cho đến ngày nay điện Hòn Chén vẫn còn lưu giữ hơn 600 món đồ tế thuộc 284 chủng loại khác nhau có giá trị lịch sử vô cùng quý giá.

Nếu đến vào đúng dịp lễ hội, điện Hòn Chén rất khác với đủ sắc màu sặc sỡ thì những chiếc thuyền rồng. Những bộ phục trang từ áo dài, khăn đóng đến trang phục trình diễn. Lễ hội là tập quán không chỉ thờ cúng các vị thần linh. Mà còn là đời sống văn hóa – tâm linh của người dân địa phương. Bạn sẽ thấy lễ hội được chia ra làm 2 phần chính đó là lễ nghinh thần và lễ chánh tế.

Lễ Nghinh Thần được tổ chức nhằm rước nữ thần Thiên Y A Na từ điện Hòn Chén về đình làng Hải Cát. Vì là một lễ lớn, có ý nghĩa quan trọng nên lễ Nghinh Thần được tổ chức cực kỳ long trọng. Với nhiều chiếc thuyền rồng đủ màu sắc được chạm trổ rồng phượng uốn lượn. Xung quanh còn được trang trí cờ hoa đủ màu. Không khí lễ hội sôi động trong tiếng hát của các cô đồng, phường bát, hát văn.

Lễ Nghinh Thần 
Lễ Nghinh Thần 

Lễ chánh tế diễn ra ngay sau lễ Nghinh Thần, khi đã đón các vị thần và Thánh mẫu xong xuôi. Nghi lễ được tiến hành với rất nhiều hoạt động đa dạng có thể kể đến. Như cung nghinh Thánh mẫu, phóng sanh, thả đèn hoa đăng, tế làng Hải Cát…. Tất cả du khách đều đặc biệt. Hưởng ứng văn hóa mang đậm nét địa phương và tâm linh này. Nên mỗi mùa lễ hội đều đến đây rất đông để được thưởng thức.

Lễ Chánh Tế
Lễ Chánh Tế
  • Đường bộ hơi hẹp nên có phần nguy hiểm vì thế bạn nên chọn đi bằng thuyền cho an toàn. Đi thuyền trên con sông Hương cũng sẽ cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị hơn đấy.
  • Bên trong khu vực điện không cho chụp hình, bạn nên lưu ý nhé!
  • Vì là khu vực linh thiêng nên bạn hãy ăn mặc lịch sự, tránh hở hang quá nhiều. Để ảnh hưởng đến không khí thanh tịnh bên trong chùa.
  • Tránh đùa giỡn ồn ào trong khu vực điện thờ
  • Giữ gìn vệ sinh chung để bảo tồn danh lam thắng cảnh cho những người sau bạn nhé.
  • Dù đến mùa lễ hội, nhiều người dân địa phương bỏ nhiều giấy tờ vàng bạc giả xuống sông Hương. Nhằm nguyện cầu những điều may mắn thì cũng đừng làm theo nhé. Vì như thế sẽ gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái sinh vật dưới sông cũng như ô nhiễm môi trường lắm.

Xem thêm:

Núi Ngự Bình Huế – ngọn núi sơn thủy hữu tình

Lăng Gia Long Huế: Công trình kiến trúc độc đáo triều Nguyễn

Gửi bánh in đi Canada cho người thân tại Huế

Dịch vụ vận chuyển hàng không quốc tế