Lăng Khải Định – đỉnh cao kiến trúc lăng tẩm thời Nguyễn

Lăng Khải Định – đỉnh cao kiến trúc lăng tẩm thời Nguyễn

Nếu nhắc đến các lăng tẩm Huế đẹp, ấn tượng thì không thể không kể đến lăng Khải Định Huế. Đây là công trình kiến trúc cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn. Được thiết kế vô cùng công phu, kết hợp tinh xảo giữa nền văn hóa và kiến trúc Đông – Tây. Đây cũng là điểm đến du lịch hấp dẫn được nhiều du khách lựa chọn.
Hãy cùng HueLogistics tìm hiểu về vẻ đẹp kiến trúc của lăng tẩm này nhé!

Lăng Khải Định - đỉnh cao kiến trúc lăng tẩm thời Nguyễn
Lăng Khải Định – đỉnh cao kiến trúc lăng tẩm thời Nguyễn

Giới thiệu về lăng Khải Định

Lăng Khải Định – một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn ở Huế bạn không thể bỏ qua còn có tên gọi khác là Ứng Lăng là lăng tẩm của Hoàng đế Khải Định (1885-1925), vị Hoàng đế thứ 12 Triều Nguyễn.. Nơi đây là 1 trong 7 hệ thống lăng tẩm đẹp nhất xứ Huế, và là lăng mộ của vua thứ 12 nhà Nguyễn.

Lăng mộ vua Khải Định là một trong số các di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào năm 1993. Lăng vua Khải Định (1885-1925) tọa lạc trên núi Châu Chữ thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Lăng được đánh giá là lăng mộ có kiến trúc nổi bật nhất, là công trình xây dựng cuối cùng của triều Nguyễn (1802-1945).

Quá trình xây dựng và kiến trúc lăng Khải Định

Quá trình xây dựng lăng Khải Định

Khải Định lên ngôi năm 1916 ở tuổi 31. Ngay sau khi lên ngôi, ông đã cho xây dựng nhiều cung điện, dinh thự, lăng tẩm cho bản thân và hoàng tộc như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, đặc biệt là Ứng Lăng.Để xây dựng sinh phần cho mình, Khải Định đã tham khảo nhiều tấu trình của các thầy địa lý cuối cùng đã chọn triền núi Châu Chữ làm vị trí để xây cất mộ.

Ở vị trí này, lăng Khải Định lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án; lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn chầu trước mặt làm “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ”; có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm “thủy tụ”, gọi là “minh đường”. Nhà vua đổi tên núi Châu Chữ – vừa là hậu chẩm, vừa là “mặt bằng” của lăng – thành Ứng Sơn.

Lăng khởi công ngày 4 tháng 9 năm 1920 do Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy và kéo dài suốt 11 năm mới hoàn tất. Tham gia xây dựng lăng có rất nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt, Cửu Sừng…

Để có kinh phí xây dựng, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phép ông tăng thuế điền 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để làm xây dựng. Hành động này của Khải Định đã bị lịch sử lên án gay gắt.

Lăng Khải Định - đỉnh cao kiến trúc lăng tẩm thời Nguyễn
Lăng Khải Định – đỉnh cao kiến trúc lăng tẩm thời Nguyễn

Kiến trúc lăng Khải Định

Về kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn. Bởi cái mới, cái lạ, cái độc đáo, cái ngông nghênh, lạc lõng… tạo ra từ phong cách kiến trúc.

Về tổng thể, lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao có 127 bậc cấp. Sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc đã để lại dấu ấn trên những công trình cụ thể:

  • Những trụ cổng hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ;
  • Trụ biểu dạng phù đồ (stoupa) của Phật giáo;
  • Hàng rào như những cây thánh giá khẳng khiu;
  • Nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể…
  • Điều này là kết quả của hai yếu tố: sự giao thoa văn hóa Đông – Tây.

Cung Thiên Định

Tiếp tục đi lên trên đến tầng thứ 5 cũng là tầng cao nhất trong lăng. Bạn sẽ bước vào Cung Thiên Định – kiến trúc chính của lăng. Đây là nơi chôn cất thi thể của vua Khải Định và là nơi có thiết kế đặc sắc nhất với 5 phần liền nhau. Gồm có: hai bên là Tả, Hữu Trực phòng, điện Khải Thành. Ở chính giữa là Bửu Tán, pho tượng nhà vua với phần mộ nằm bên dưới. Cung Thiên Định mang phong cách vừa truyền thống pha lẫn hiện đại. Với nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo được lồng ghép vô cùng tinh tế. Đặc biệt, cả cung Thiên Định được trang trí bởi các miếng khảm. Làm từ sành sứ và thủy tinh được nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản.

Vua Khải Định đươc biết đến là một người không quan tâm lắm đến việc triều chính. Nhưng lại là một người rất quan tâm và yêu nghệ thuật. Nhất là những cái đẹp đến từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Vậy nên Lăng Khải Định cũng thể hiện rõ tính cách và sở thích của ông. Trên ba tầng nhà, bức họa “Cửu Long Ẩn Vân” – một tác phẩm nghệ thuật độc đáo của Ứng Lăng. Được ghép lại vô cùng tinh xảo bởi các nghệ nhân lành nghề nhất lúc đó với chất liệu chính là sành sứ và đá hiếm.

Cung Thiên Định
Cung Thiên Định

Một số kinh nghiệm cần biết khi đến lăng

Bạn đừng quên bỏ túi cho mình một vài kinh nghiệm để chuyến du lịch Huế vui vẻ và trọn vẹn hơn nhé!

  • Lăng Khải Định là một nơi thiêng liêng và tôn nghiêm nên khi đến đây du khách cần mặc đồ kín đáo và dài. Không mặc đồ hở hang như quần đùi, áo hai dây… Vì sẽ là hành động thiếu tôn trọng với vị vua đã khuất.
  • Hiện nay, Lăng Khải Định đang có giá vé vào cửa là 150.000 VND/ lượt đối với người lớn. Và 30.000 VND/ lượt đối với trẻ em từ 7 -12 tuổi
  • Thời điểm thích hợp nhất để ghé thăm Lăng Khải Định là tháng 1 đến tháng 2 hằng năm. Vì thời tiết lúc này khá mát mẻ và dễ chịu, thích hợp cho các hoạt động tham quan, vãn cảnh.

Qua bài viết này, HueLogistics hy vọng có thể giúp bạn có thêm những hiểu biết về lăng Khải Định trong hành trình đến với Huế mộng mơ.

Xem thêm:

Sông Hương – Sự thật về tên gọi của dòng sông di sản

Lăng Minh Mạng – Công Trình Mang Đậm Kiến Trúc Truyền Thống

Gửi bánh in đi Canada cho người thân tại Huế

Dịch vụ vận chuyển hàng không quốc tế